THIỂU NĂNG TUẦN HOÀN NÃO: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị HIỆU QUẢ

Thiểu năng tuần hoàn não là bệnh lý phổ biến và đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa. Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến năng suất lao động mà chất lượng cuộc sống cũng bị suy giảm. Đặc biệt, nếu bệnh không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến nguy cơ đột quỵ. Trong bài viết đưới đây, mời bạn đọc cùng tìm hiểu chi tiết về căn bệnh này.

Thiểu năng tuần hoàn não – còn đường ngắn nhất đến đột quỵ não

Thiểu năng tuần hoàn não là gì?

Thiểu năng tuần hoàn não là bệnh lý do thiếu máu cung cấp cho não, làm giảm sự cung cấp dưỡng chất và oxy để nuôi não. Từ đó khiến cho tế bào thần kinh não không đủ năng lượng để hoạt động và gây ảnh hưởng tới các hoạt động chức năng của não. Ở mức độ nhẹ, bệnh có thể gây chóng mặt, mất ngủ, kém tập trung, người mệt mỏi. Tuy nhiên, nếu để bệnh nặng có thể gây suy giảm trí nhớ, rối loạn tâm thần, thậm chí đột quỵ và tử vong.

Bệnh thiểu năng tuần hoàn não thường gặp ở nam giới độ tuổi trung niên, người lớn tuổi và người lao động trí óc. Tuy nhiên, cuộc sống hiện đại, con người phải đối diện với nhiều yếu tố môi trường như ô nhiễm, lối sống mất cân bằng, cường độ làm việc căng thẳng, ít vận động, ăn uống thiếu khoa học…khiến bệnh ngày càng trẻ hóa.

Triệu chứng thường gặp của thiểu năng tuần hoàn não

Thiểu năng tuần hoàn não có những triệu chứng phổ biến sau:

-Đau đầu: Đây là triệu chứng thường gặp nhất của thiểu năng tuần hoàn não (chiếm đến 90%) và cũng là triệu chứng xuất hiện sớm nhất. Tính chất của những cơn đau đầu này là đau vai gáy, vùng chẩm, đôi khi là đau nửa đầu và âm ỉ từng cơn.

-Rối loạn giấc ngủ: Giấc ngủ chập chờn, mất ngủ, ngủ không ngon giấc.

-Chóng mặt: Người bệnh có cảm giác hoa mắt, tối sầm mặt khi thay đổi tư thế đột ngột. Đặc biệt, hiện tượng chóng mặt thường kèm theo chứng buồn nôn, sợ tiếng ồn, sợ ánh sáng.

-Dị cảm: Người bệnh có cảm giác không thật, tê bì ở đầu ngón tay, cảm giác kiến bò, cảm giác như ve kêu, cối xay lúa trong tai. Tiếng ồn này tồn tại cả ngày lẫn đêm, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, giấc ngủ và sức khỏe của người bệnh.

-Rối loạn sự chú ý: Giảm sự chú ý, đãng trí hoặc chỉ chú ý đến một việc nào đó mà không liên quan đến hoàn cảnh hiện tại.

-Rối loạn cảm xúc: dễ xúc động, dễ cáu giận, không kiềm chế được cảm xúc.

-Rối loạn trí nhớ: Người bệnh có những biểu hiện như giảm trí nhớ, mất hay giảm khả năng sắp xếp sự việc theo trình tự thời gian.

Bên cạnh đó, người bệnh còn có thể gặp các triệu chứng như ù tai, giảm thính lực, giật nhãn cầu, hội chứng tiền đình. Khi gặp các triệu chứng trên, người bệnh nên đi khám để chẩn đoán và điều trị kịp thời, phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Có thể bạn quan tâm

Nguyên nhân gây thiểu năng tuần hoàn não

Có khoảng 80% thiểu năng tuần hoãn não là do xơ vữa động mạch

Thiểu năng tuần hoàn não xảy ra do tác động của nhiều yếu tố, trong đó phổ biến là các nguyên nhân sau:

-Xơ vữa động mạch, lão hóa động mạch: Đây chính là nguyên nhân phổ biến nhất ( chiếm đến 60-80%), gây thiếu máu não do xơ vữa thành động mạch, gây cản trở lượng máu chảy đến não.

-Rối loạn huyết áp: Huyết áp thấp hay cao đều có thể gây rối loạn tuần hoàn não.

-Bệnh tim mạch: Như suy tim, hở van tim…

-Thoái hóa cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ gây chèn ép động mạch đốt sống, khiến máu không thể lưu thông lên não. Đặc biệt, các động tác như quay đầu đột ngột, gập cổ quá mức có thể gây chèn ép và cản trở đường đi của động mạch đốt sống đối bên ở đoạn cổ C1.

-Do dị dạng động mạch bẩm sinh

-Do cục máu đông hoặc bị dị dạng bẩm sinh, bóc tách thành mạch làm hẹp động mạch, cản trở tuần hoàn máu gây ra hiện tượng thiếu máu não.

-Do chèn ép từ bên ngoài hoặc các bệnh thần kinh như u tiểu não, u não, u dây thần kinh số 8.

Điều trị thiểu năng tuần hoàn não như thế nào?

Bệnh thiểu năng tuần hoàn não do nhiều nguyên nhân gây ra. Chính vì thế nếu thấy cơ thể có dấu hiệu nghi ngờ thì cần đến cơ sở y tế để được khám, chấn đoán và có biện pháp điều trị cải thiện phù hợp. Thông thường, có 2 phương pháp điều trị chính:

-Biện pháp nội khoa: Dùng thuốc

Hiện nay có rất nhiều thuốc chữa trị triệu chứng này, thùy theo cơ chế bệnh sinh mà bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng các loại thuốc điều trị khác nhau như:

-Sử dụng các loại thuốc dạng tiêm và uống như: sibelium, betaserc, tanganil…

-Sử dụng các loại thuốc cải thiện tuần hoàn não bằng cơ chế khác nhau như tăng cung cấp oxy, làm giãn mạch máu, tăng lưu thông mạch máu bằng các loại thuốc như piracetam, stugeron, duxil…

-Biện pháp ngoại khoa

Được chỉ định cho bệnh nhân có biểu hiện tai biến mạch máu não tạm thời, nguyên nhân động mạch đốt sống thân nền hoặc xơ vữa động mạch cảnh trong.

-Đối với bệnh nhân bị động mạch đốt sống thân nền: Cần phẫu thuật lấy huyết khối, cắt bỏ quai bất thường của động mạch đốt sống, khai thông động mạch giúp lưu thông dễ dàng.

-Đối với động mạch cảnh trong: Dùng để phẫu thuật khai thông động mạch bằng kỹ thuật ghép hoặc bắc cầu.

Ngoài ra, để giúp việc điều trị được hiệu quả, an toàn thì người bệnh cần được chẩn đoán đúng nguyên nhân gây bệnh. Từ đó có phương pháp điều trị phù hợp, tận gốc.

Men gan tăng cao nguy hiểm như thế nào?

20/05/2022

Men gan tăng cao là cảnh báo của nhiều bất ổn trong cơ thể như viêm gan cấp, viêm gan mạn tính giai đoạn hoạt động, tắc đường mật, viêm

0242 123 5848