Lưu ý trong chế độ ăn dành cho người tăng huyết áp

Chế độ ăn và dinh dưỡng đã được chứng minh có liên quan chặt chẽ đến các bệnh lý tim mạch trong đó có tăng huyết áp. Đối với người có bệnh tim mạch, chế độ ăn không đúng sẽ làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh, gây khó kiểm soát huyết áp và làm gia tăng tỷ lệ nhập viện cũng như các biến chứng nguy hiểm.

Chế độ ăn có liên quan chặt chẽ đến các bệnh lý tim mạch trong đó có tăng huyết áp

Dùng thuốc và thay đổi lối sống chính là hai biện pháp nền tảng và xuyên suốt trong quá trình điều trị tăng huyết áp. Trong đó, chế độ ăn là một phần quan trọng của lối sống. Chỉ tính riêng việc thực hiện chế độ ăn đã giúp giảm huyết áp tâm thu từ 5 đến 10mmHg mà không cần dùng thuốc hạ huyết áp. Với những bệnh nhân mới phát hiện tăng huyết áp, nếu mức huyết áp không quá cao hay chưa có bệnh lý tim mạch thì có thể kiểm soát đơn thuần bằng biện pháp này. Đây được coi là biện pháp hữu ích ít tốn kém, không có tác dụng phụ và giảm số lượng thuốc điều trị.

Chế độ ăn cho người tăng huyết áp

Có nhiều chế độ ăn khác nhau cho người bệnh tăng huyết áp, trong đó chế độ ăn DASH được dùng phổ biến nhất. DASH là viết tắt của Dietary Approaches to Stop Hypertension – nghĩa là chế độ ăn với mục đích phòng ngừa và hỗ trợ điều trị tăng huyết áp được Viện tim mạch, phổi và huyết học Hoa Mỹ đưa ra dành cho người trưởng thành.

Nguyên tắc của chế độ ăn cho người tăng huyết áp

-Ít: muối, chất béo bão hoá, cholesterol và các chất béo không có lợi khác.

-Nhiều: rau củ, trái cây, sữa và sữa không béo.

-Thực đơn bao gồm ngũ cốc nguyên hạt, thịt gia cầm, cá và các loại hạt.

-Hạn chế lượng thịt đỏ, đồ ngọt và các thực phẩm chứa nhiều đường.

-Thực phẩm giàu magie, kali, protein và chất xơ.

Hạn chế muối

Theo Cục y tế dự phòng (Bộ y tế), ăn thừa muối chính là yếu tố nguy cơ gây tăng huyết áp; dẫn đến đột quỵ, nhồi máu cơ tim và nhiều bệnh tim mạch khác. Tổ chức y tế cũng khyến cáo, mỗi người trưởng thành chỉ nên tiêu thụ dưới 5 gam muối/ngày và tốt nhất là dưới 1,5g muối/ngày. Tuy nhiên, đa số người dân đều tiêu thụ muối gấp đôi so với khuyến cáo.

Các chuyên gia dinh dưỡng đã chứng minh rằng, các thực phẩm trong ăn uống hàng ngày đã cung cấp đủ lượng muối cho cơ thể. Tuy nhiên, trên thực tế có đến gần 90% người nấu ăn luôn cho muối, mắm và gia vị mặn khác vào thực phẩm khi chuẩn bị, chế biến và nấu ăn. Do đó, cần sớm thay đổi thói quen này bởi ăn chế độ giảm muối không chỉ làm giảm mắc các bệnh lý tim mạch mà còn là biện pháp điều trị hiệu quả nhóm bệnh này.

Lượng muối trong chế độ DASH khuyên dùng:

Chế độ DASH tiêu chuẩn: Bạn có thể ăn 1 lượng đến 2300mg natri/ngày.

Chế độ DASH ít Natri: Bạn có thể ăn 1 lượng đến 1500mg natri/ngày.

Hội tim mạch Mỹ khuyến cáo mức natri < 1500mg/ngày cho tất cả người lớn.

Các thực phẩm có lợi nên dùng

-Các thực phẩm giàu kali: Nên bổ sung lượng kali mỗi ngày từ nguồn thực phẩm chứa nhiều kali sẽ giúp tinh thần sảng khoái, khoẻ mạnh, giúp cơ bắp linh hoạt và dẻo dai. Từ đó tăng cường sức khoẻ cho cơ thể và có thể ngăn ngừa một số bệnh mạn tính, hỗ trợ điều trị huyết áp. Một số thực phẩm giàu kali như: chuối, cam, dưa lưới, rau lá xanh, dưa leo, khoai tây, sữa chua, thịt gia cầm, các loại hạt…

Rau củ quả chín nhiều kali tốt cho người cao huyết áp

-Chất béo không bão hoà đơn: Là loại chất béo có khả năng làm giảm lượng cholesterol, hỗ trợ giảm cân, hạ huyết áp, giảm nguy cơ tim mạch và đái tháo đường. Omega-9 là một loại chất béo phổ biến trong thực phẩm thuộc nhóm chất béo này. Có nhiều trong hạnh nhân, hạt maca, vừng, điều, bơ, đậu phộng, dầu thực vật…

-Chất béo không bão hoà đa: Là loại chất béo quan trọng đối với sức khoẻ vì cơ thể không thể tự sản sinh ra mà cần hấp thụ từ thực phẩm. Chất béo không bão hoà đa có khả năng làm giảm hàm lượng cholesterol xấu và tăng cholesterol tốt. Nguồn chính của loại chất béo này là thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật. Một số chất béo không bão hoà đa như axit béo omega-3, omega-6, được chứng minh là có lợi cho tim mạch. Đặc biệt, loại chất béo này còn hỗ trợ trong việc giảm nồng độ triglyceride và hạ huyết áp.

Có thể bạn quan tâm

Thực phẩm không nên dùng hoặc hạn chế

-Chất béo bão hoà: Là chất béo không có lợi, dễ đông đặc ở nhiệt độ thường, làm tăng cholesterol xấu và tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch. Chất béo bão hoà có nhiều trong các loại thịt đỏ, thịt mỡ, các sản phẩm sữa giàu chất béo, da gia cầm, dầu cọ, dầu dừa…

-Chất béo Trans: Hay còn gọi là chất béo chuyển hoá, có trong thực phẩm chứa dầu thực vật đã được hydro hoá. Chúng làm tăng cholesterol xấu và giảm cholesterol tốt. Thực phẩm chứa nhiều chất béo Trans bao gồm các thực phẩm nướng (bánh ngọt, bánh quy, bánh rán, pizza); thực phẩm chiên (đồ ăn nhanh, khoai tây chiên); bơ thực vật (bơ được làm từ các loại dầu thực vật và được hydro hoá).

-Hạn chế thực phẩm có nhiều muối: như nước mắm, mắm ruốc, mắm tép…; các món muối như dưa muối, kiệu muối, dưa chuột muối; các loại thịt như giò, chả, ruốc, thịt xông khói, thịt hộp…

-Hạn chế rượu, bia và các chất kích thích: Dùng khoảng 2 lượng chuẩn/ngày đối với nam và 1 lượng chuẩn/ngày đối với nữ.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý kết hợp với việc sử dụng thuốc và tập thể dục thường xuyên sẽ giúp bệnh tăng huyết áp được cải thiện nhanh chóng.

Men gan tăng cao nguy hiểm như thế nào?

20/05/2022

Men gan tăng cao là cảnh báo của nhiều bất ổn trong cơ thể như viêm gan cấp, viêm gan mạn tính giai đoạn hoạt động, tắc đường mật, viêm

0242 123 5848