Ho Ra Máu: Nguyên Nhân, Biểu Hiện, Phương Pháp Điều Trị Hiệu Quả

Ho ra máu chính là những triệu chứng thường gặp về bệnh hô hấp, bệnh này có xu hướng tái phát nếu không được điều trị kịp thời, và nặng nhất có thể lấy mạng bệnh nhân bất cứ lúc nào…

Tìm hiểu chung

Ho ra máu là gì?

Ho ra máu chính là triệu chứng của rất nhiều những bệnh lý khác nhau: nhiễm trùng, ung thư, các bệnh về mạch máu, phổi… Máu khi ho ra có thể từ trong cổ họng, phổi, dạ dày của bạn.

Dầu hiệu, triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của ho ra máu là gì?

Thực tế ho ra máu chỉ là một triệu chứng của bệnh chứ không phải là một bệnh, ngoài ho ra máu còn có một số những triệu chứng khác đi kèm bao gồm:

+ Chóng mặt

+ Tức ngực

+ Sốt

+ Đau đầu

+ Khó thở

Bằng cách nhìn vào máu là chúng ta có thể đoán được chúng được chảy từ đừ đâu, ví dụ nếu máu từ phổi sẽ chảy ra kèm theo bong bóng nhỏ và một ít dịch phổi….

Nguyên nhân gây ra

Nguyên nhân gây ho ra máu là gì?

Như ở trên mình đã nói, ho ra máu có rất nhiều những nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng ho ra máu, một trong số đó phổ biến có thể là do:

+ Kích thích hog do ho quá nhiều ( phổ biến nhất ở người hút thuốc lá).

+ Viêm phế quản

+ Bệnh tắc phổi, nghẽn mãn tính.

+ Viêm phổi.

Ngoài ra còn có những nguyên nhân khác có thể dẫn đến ho ra máu bao gồm:

+ Ung thư phổi

+ Giãn phế quản

+ Lạm dụng thuốc chống đông máu

+ Thuyên tắc động mạch phổi

+ Suy tim sung huyết

+ Bệnh lao

+ Các bệnh tự miễn

+ Dị dạng động tĩnh mạch phổi (AVMs)

+ Sử dụng ma túy

+ Chấn thương, ví dụ như vết thương do tai nạn xe cộ

+ Bệnh Dieulafoy

+ Chảy máu cam nặng hoặc nôn mửa nhiều.

Khi nào người ho ra máu nên đến gặp bác sĩ.

Bạn nên đi khám bác sĩ nếu ho ra một lượng máu lớn, hoặc ho ra máu sau khi bị thương.
Trong một số trường hợp ho ra máu còn có thể kết hợp với việc xuất hiện máu ở nước tiểu và phân, nếu có xuất hiện bạn nên đến gặp bác sĩ ngay lập tức.

Mỗi người một cơ địa khác nhau, chính vì thế nên tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ, không điều trị bệnh theo liều lượng của người khác.

Nguy cơ mắc phải

Ho ra máu thường xuất hiện khá thường gặp ( nữ giới nhiều hơn nam), những triệu chứng ho ra máu có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi.

Yếu tố làm tăng nguy cơ ho ra máu

+ Bệnh nhân bị nhiễm virus ( nhiễm virus gây suy giảm miễn dịch dẫn đến việc làm tăng nguy cơ mắc bệnh dẫn đến những triệu chứng ho ra máu).

+ Uống thuốc ức chế hệ miễn dịch.

+ Người tiếp xúc với người bị bệnh lao cũng có nguy cơ ho ra máu nhiều hơn người bình thường.

+ Người nghiện thuốc lá, thuốc lào cũng có nguy cơ ảnh hưởng đến phổi dẫn đến ho ra máu.

+ Ngoài ra ho ra máu cũng xuất hiện ở những người: nằm nhiều, mang thai, sử dụng thuốc chứa estrogen….

+ Hoặc bệnh nhân mắc bất cứ bệnh gì liên quan đến phổi cũng có nguy cơ ho ra máu.

Điều trị ho ra máu hiệu quả

Những phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán ho ra máu

Đầu tiên bác sĩ sẽ hỏi về các tình chất của máu ( để xác định máu ho ra từ đâu), những tính chất bao gồm: co bong bóng không, có nhầy không, có thức ăn trong đó không…

Khi đã có đánh giá sơ bộ, bác sĩ sẽ tiến hành một số những xét nghiệm để tìm nguyên nhân, những xét nghiệm bao gồm:

+ Chụp X quang

+ Chụp cắt lớp Ct

+ Nội soi phế quản

+ Xét nghiệm máu ( xác định số lượng tế bào hồng cầu và bạch cầu trong máu).

Những phương pháp điều trị ho ra máu

Như đã nói ở trên ho ra máu thực chất chỉ là triệu chứng nên muốn điều trị bệnh nhân cần được điều trị triệt để nguyên nhân gây ra.

Tuy nhiên trước tiên bác sĩ cần ngăn chặn máu, bác sĩ có thể dùng những thủ thuật: thuyên tắc mạch phế quản, nội soi phế quản đế cầm máu, thậm chí nếu số lượng máu nhiều bệnh nhân còn có thể được đề xuất phẫu thuật.

Sau đó phương pháp tiếp theo để điều trị ho ra máu phụ thuộc vào sức khỏe và cơ địa của bệnh nhân, một số những phương pháp bao gồm:

+ Để điều trị lao phổi bệnh nhân sẽ dùng kháng sinh

+ Hóa trị/ xạ trị điều trị ung thư phổi

+ Để trị viêm thì dùng thuốc steroid

+ Dùng thuốc ức chế ho.

+ Bệnh nhân có thể được truyền máu nếu thiếu máu, hoặc truyền những dung dịch từ máu.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt có thể hạn chế diễn tiến ho ra máu

Người ho ra máu nên ăn gì?

+ Bạn nên ăn những thực phẩm lỏng, dễ tiêu hóa

+ Ăn nhiều hoa quả để bổ sung vitamin bị thiếu

+ Cần hạn chế ăn những thức ăn khó tiêu, bỏ đồ uống chứa cồn, ga.

Người ho ra máu cần làm gì để kiểm soát ?

+ Nếu bạn hút thuốc hãy bỏ thuốc

+ Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, Tránh những thực phẩm dẫn đến bị ho ( hạt hướng dương…)

+ Thăm khám bác sĩ định kỳ để phát hiện, điều trị nguyên nhân gây ho ra máu.

Men gan tăng cao nguy hiểm như thế nào?

20/05/2022

Men gan tăng cao là cảnh báo của nhiều bất ổn trong cơ thể như viêm gan cấp, viêm gan mạn tính giai đoạn hoạt động, tắc đường mật, viêm

0242 123 5848