Để biết được bệnh bạch tạng có nguy hiểm hay không? Cũng như những kiến thức về bệnh hãy cùng Nhà Thuốc Sức Khỏe tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Tìm hiểu chung
Bệnh bạch tạng là gì?
Bệnh bạch tạng là một nhóm các rối loạn di truyền do cơ thể không sản sinh melanin hoặc sản sinh ít ( melanin là sắc tố quy định màu da, màu tóc, mắt)
Những người bạch tạng thường có da mà màu tóc nhạt màu (thường có màu nhạt).
Những người bị bệnh bạch tạng hầu hết đều nhạy cảm với ánh nắng mặt trời, bởi da mỏng, dễ bị bỏng nắng và có nguy cơ phát triển thành ung thư da. Cùng với đó ảnh hưởng của bệnh bạch tạng còn có thể phát triển thành ung thư da.
Triệu chứng thường gặp
Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh bạch tạng là gì?
Bạch tạng là bệnh lý rất dễ để chúng ta xác định bệnh, bởi biểu hiện bệnh thường xuất hiện ở da, tóc và mắt, chúng có biểu hiện rất riêng chúng ta rất khó có thể dễ dàng nhận ra, đó chính là hầu hết những người bị bệnh bạch tạng đều có vấn đề về thị lực.
Cụ thế:
Dấu hiện ở da: Bạch tạng toàn phần có dấu hiệu dễ nhận dạng nhất, da có màu hồng, trắng bệch, tuy nhiên vẫn còn một số những trường hợp có da nâu và trắng. Nhưng sắc tố da vẫn còn nhạt hơn so với những người trong gia đình.
+ Thông thường người bị bạch tạng sẽ có sắc tố da không thay đổi, thế nhưng theo thời gian vẫn có thể tăng sắc tố melanin, những dấu hiệu chúng ta có thể nhận ra đó là:
+ Các vết tàn nhang
+ Xuất hiện nốt ruồi son hoặc nốt ruồi màu hồng.
+ Da bị rám nắng.
+ Màu tóc người bệnh có thể có màu trắng hoặc nâu.
+ Người có gốc châu Phi hoặc người châu Á thì có tóc vàng hoặc nâu.
+ Màu tóc sẽ sẫm màu dần khi người bệnh trưởng thành.
Dấu hiện ở màu mắt: Màu mắt người bệnh có màu xanh hoặc nâu. việc thiếu sắc tố trong mống mắt sẽ khiến mắt bị mờ đi, ngăn ánh sáng vào mắt.
Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh bạch tạng liên quan đến mắt bao gồm:
+ Rung giật nhãn cầu
+ Bị lác mắt
+ Bị cận thị, viễn thị xuất hiện sớm
+ Người bệnh có dấu hiệu sợ ánh sáng
+ Mờ mắt do loạn thị
+ Bệnh bạch tạng sẽ có một số triệu chứng không được liệt kê ở trên. Nếu bạn có bất kỳ mối quan tâm về triệu chứng, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Con bạn có biểu hiện lông mi, lông mày nhạt màu, bố mẹ nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám.
Trẻ bắt đầu từ 3 đến 4 tháng tuổi có biểu hiện khó điều chỉnh mắt cùng hướng, lác mắt;
chảy máu cam, dễ bầm hoặc nhiễm trùng mạn tính.
Những biểu hiện này có thể cho thấy đây là sự hiện diện của hội chứng Hermansky-Pudlak hoặc Chediak-Higashi, là những rối loạn di truyền hiếm gặp nhưng rất nghiêm trọng.
Chẩn đoán và điều trị sớm có thể ngăn chặn tình trạng này trở xấu.vì thế nếu có bất kỳ dấu hiệu mắc bệnh nào bố mẹ nên đưa con đến khám bác sĩ nhanh chóng nhé.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân nào gây ra bệnh bạch tạng là gì?
Rất dễ để xác định bệnh bạch tạng xảy ra do đột biến gen.
Mỗi gen đóng vai trò điều khiển tổng hợp để tạo ra một số chuỗi protein để góp phần cho quá trình sản xuất và tổng hợp melanin. Vì một số đột biến nên lượng melanin kia suy giảm và gây nên bệnh bạch tạng.
Ngoài ra bệnh bạch tạng xuất hiện do những nguyên nhân di truyền.
Nguy cơ mắc phải
Những ai thường mắc phải bệnh bạch tạng?
Ai cũng có khả năng mắc bệnh bạch tạng nên nếu bạn muốn biết rõ những nguyên nhân hãy tham khảo thêm ý kiến bác sĩ, dược sĩ nhé.
Bạch tạng là một loại bệnh di truyền. Vì thế nếu bạn có người thân trong gia đình mắc bệnh thì con cái sinh ra cũng có khả năng mắc bệnh, hay cho con đi khám bạn nhé.
Điều trị hiệu quả
Những phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán bệnh bạch tạng
Bác sĩ có thể chẩn đoán bạch tạng theo những biểu hiện của con được bố mẹ cung cấp, ngoài ra để xác định rõ hơn bác sĩ cung có thể thực g
Những kỹ thuật y tế nào được dùng để chẩn đoán bệnh bạch tạng?
Các bác sĩ sẽ chẩn đoán hoàn chỉnh bệnh bạch tạng bằng cách:
+ Tiến hành khám sức khỏe
+ Mô tả sự thay đổi sắc tố
+ Khám mắt
+ So sánh sắc tố gia của người bệnh với những người trong gia đình
Phương pháp điều trị bệnh bạch tạng?
+ Bạch tạng là một rối loạn di truyền nên việc điều trị cũng vì thế mà gặp giới hạn
+ Bạn có thể giúp người bệnh chăm sóc mắt và theo dõi da và dấu hiệu bất thường, cùng với sự theo dõi của bác sĩ bằng cách:
+ Người bệnh sẽ phải đeo kính áp tròng, và phải đi khám mắt thường xuyên theo chỉ định của bác sĩ, nếu cần thiết bệnh nhân có thể được chỉ định mổ mắt để cải thiện tầm nhìn.
+ Người bệnh bạch tạng cần được bác sĩ thăm khám da hằng năm để kết luận những tổn thương của da, người bệnh có khi cần thăm khám da và mắt suốt đời.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
+ Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh bạch tạng?
+ Sử dụng thiết bị trợ lực tầm nhìn thấp: Kính lúp cầm tay, kính lúp một mắt;
+ Sử dụng kem chống nắng để bảo vệ da.
+ Không nên ra ngoài vào thời điểm ánh nắng mặt trời có cường độ mạnh, chẳng hạn như ở ngoài trời vào giữa trưa, ở độ cao dễ bị ảnh hưởng bởi ánh nắng mặt trời và ra ngoài vào những ngày nắng mây mỏng
+ Nếu bắt buộc phải ra ngoài thì cần trang bị thêm đồ bảo hộ.
+ Bảo vệ đôi mắt, ra ngoài nên đeo kính chống tia tử ngoại, đeo kính chống ánh sáng xanh nếu dùng điện thoại và dùng máy tính nhiều giờ một ngày.