Dậy Thì Muộn: Nguyên Nhân, Biểu Hiện, Phương Pháp Điều Trị Hiệu Quả

Dậy thì muộn là bệnh lý khá thường thấy trong cuộc sống, để biết được người dậy thì muộn có những ảnh hưởng gì? điều trị ra sao?… Hãy cùng tìm hiểu kiến thức vô cùng bổ ích đó qua bài chia dưới đây nhé.

Tìm hiểu chung

Dậy thì muộn là bệnh gì?

Dậy thì muộn (chậm dậy thì) là tình trạng tuổi dậy thì không bắt đầu so với độ tuổi bình thường.

Thông thường tuổi dậy thì ở trẻ từ với bé trai và bé gái khác nhau, cụ thể:

Với bé gái: độ tuổi dậy thì bắt đầu từ 7 – 13 tuổi

Với bé trai độ tuổi dậy thì sẽ từ 9 – 15 tuổi.

Ở độ tuổi này những tuyến sinh dục ở trẻ bắt đầu sản xuất những hormones dục với sự tác động của vùng dưới đồi yên.

Các hormone sinh dục này sẽ làm cho những đặc trưng của giới phát triển lên, ví dụ: ngực, buồng trứng ở bé gái, tinh hoàn, cơ bắp, yết hầu ở bé trai.

Những ai có nguy cơ mắc phải dậy thì muộn

Trẻ em ở tuổi vị thành niên có thể bị dậy thì muộn nếu:

Mặc các rối loạn như tiểu đường, viêm đường ruột, bệnh thận, mắc bệnh xơ nang, mất trí nhớ… Những vấn đề sức khỏe đó có thể khiến bé chậm dậy thì hoặc không có sự phát triển về giới.

+ Dùng hóa trị hoặc xạ trị cũng có thể ảnh hưởng và dậy thì muộn.

+ Nếu con bạn bị mắc khối u ở vùng dưới đồi và tuyến yên có thể giảm hoặc ngừng sự hình thành hormon để phát triển giới tính.

+ Bé có những thay đổi nhiễm sắc thể, như hội chứng Turner’s ở nữ và Klinefelter ở nam.

+ Những rối loạn di truyền có thể ảnh hưởng đến sự hình thành của hormone.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng thường gặp của dậy thì muộn

Chúng ta rất dễ dàng có thể nhận ra những biểu hiện của dậy thì muộn như:

+ Ở nữ: Ở độ tuổi từ 7 – 13 không có biểu hiện phát triển ngực, đến những năm 16 – 17 tuổi cũng không có chu kỳ kinh nguyệt hoặc không xuất hiện 5 năm kể từ lúc giai đoạn dậy thì.

+ Ở nam giới: bé trai có biểu hiện ở việc tinh hoàn không phát triển ở khoảng độ tuổi 14 hoặc giai đoạn tăng trưởng sinh dục bị trì hoàn 5 năm.

+ Có thể những biểu hiện trên kia vẫn chưa đủ mà còn xuất hiện thêm những dấu hiệu khác vì vậy nếu có bất cứ những dấu hiệu bất thường nào hãy liên hệ ngay đến bác sĩ để có lời khuyên và hình thức điều trị hợp lý.

Khi nào người dậy thì muộn nên đến gặp bác sĩ

Người dậy thì muộn nên đến gặp bác sĩ khi:

+ Ở nữ giới: bé gái ở độ tuổi 13 – 14 sau 4 năm dậy thì nhưng ngực chưa phát triển, chưa có kinh nguyệt lần đầu cho tới năm 14 tuổi.

+ Ở nam giới: Nếu chưa có phát triển tinh hoàn năm 14 tuổi, 3 – 4 năm sau khi đã dậy thì tinh hoàn và bộ phận sinh dục vẫn chưa phát triển như người lớn.

Nguyên nhân gây ra dậy thì muộn là gì?

Những nguyên nhân có thể dẫn đến dậy thì muộn như sau:

+ Chế độ dinh dưỡng cung cấp cho trẻ thiếu hoặc không hợp lý.

+ Các bé gái phải tập luyện thể lực cao, thường xuyên thi đấu một môn thể thao nào đó: điền kinh, thể dục dụng cụ…

+ Trong một số trường hợp khác, dậy thì muộn ở trẻ còn do nguyên nhân thể chứng suy sinh dục, khi mắc chứng suy sinh dục tuyến sinh dục ở cả nam và nữ đều sản xuất ít hoặc không sản xuất hormone, suy sinh dục chia làm hai loại: suy sinh dục sơ cấp và suy sinh dục thứ cấp.

+ Suy sinh dục thứ cấp gây ra do những vấn đề ở tuyến yên và vùng dưới đồi ở não.

+ Trong suy dinh dục thứ cấp tuyến yên không báo cho những tuyến sinh dục sản xuất hormone giới tính, nguyên nhân gây ra bao gồm:

  • Hội chứng Kallaman
  • Phóng xạ, chấn thương, do phẫu thuật.
  • Có khối u não hoặc tuyến yên
  • Bệnh nhân bị hóa trị và xạ trị
  • Nhiễm trùng
  • Phẫu thuật

Nguy cơ mắc bệnh

Những yếu tố làm tăng nguy cơ dậy thì muộn

Những yếu tố dẫn đến làm tăng nguy cơ mắc dậy thì muộn bao gồm:

+ Yếu tố di truyền

+ Mắc một số bệnh mãn tính: Xơ nang, tiểu đường, bệnh thận.

+ Rối loạn ăn uống, suy dinh dưỡng.

Tập thể dục quá mức không khoa học

+ Khối u hay những chấn thương bên trong ảnh hưởng đến các tuyến

+ Những hội chứng liên quan đến hormone, hội chứng suy nhược tuyến giáp.

Điều trị dậy thì muộn hiệu quả

Những phương pháp chẩn đoán dậy thì muộn hiệu quả

Những bác sĩ tiến hành những chẩn đoán từ tiền sử bệnh lý, ngoài ra để chẩn đoán bệnh rõ hơn bác sĩ sẽ tiến hành một số những kxy thuật sau:

+ Xét nghiệm máu

+ Phân tích nhiễm sắc thể

+ Chụp X quang

+ Chụp cắt lớp CT

+ Ở bé gái còn có thể được siêu âm để kiểm tra buồng trứng và tử cung xem có phát triển bình thường hay không.

Những phương pháp điều trị dậy thì muộn

Điều trị dậy thì muộn phụ thuộc rất lớn vào nguyên nhân gây bệnh của trẻ:

+ Với trẻ em chậm dậy thì có thể trạng có thể không cần điều trị chỉ cần có thêm thời gian nghỉ ngơi.

+ Nguyên nhân do mất cân bằng nội tiết tố thì bạn nên đưa bé đến gặp bác sĩ nội tiết tố nhi khoa hoặc những chuyên gia tăng trưởng tuổi dậy thì.

Bác sĩ có thể sử dụng những liệu pháp như sau:

+ Ở bé trai thì bổ sung hormone testoterone bằng cách dùng miếng dán, bôi gel, hoặc tiêm.

+ Ở bé gái cũng được bác sĩ bổ sung hormone estrogen hoặc progesterone bằng thuốc uống hoặc gel bôi.

Những thói quen sinh hoạt hạn chế diễn tiến dậy thì muộn

+ Bạn nên theo dõi diễn biến tăng trưởng của bé để có thể có những phương pháp điều trị kịp thời, bạn cũng nên đưa con đi khám đúng hẹn, và tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ.

+ Bố mẹ giúp bé giữ tâm lý và đón nhận một cách tự nhiên, tuy nhiên nếu thấy con không ổn định về tâm lý mà bạn không thể giải đáp được những khúc mắc đó hãy đưa bé đến gặp bác sĩ tâm lý hoặc chuyên viên tư vấn để có lời khuyên phù hợp.

+ Nếu có bất cứ những thắc mắc nào hãy nhanh chóng hỏi ý kiến bác sĩ hoặc huyên viên tư vấn để có giải đáp tốt nhất.

+ Bố mẹ cần duy trì lối sống, chế độ ăn uống, luyện tập khoa học để bé có điều kiện phát triển toàn diện.

Men gan tăng cao nguy hiểm như thế nào?

20/05/2022

Men gan tăng cao là cảnh báo của nhiều bất ổn trong cơ thể như viêm gan cấp, viêm gan mạn tính giai đoạn hoạt động, tắc đường mật, viêm

0242 123 5848