[BẬT MÍ] Thực phẩm tăng cường chức năng gan HIỆU QUẢ

Gan là cơ quan quan trọng trong cơ thể, có chức năng trao đổi chất dinh dưỡng, phá vỡ carbohydrate, tạo glucose và giải độc cơ thể. Rối loạn chức năng gan có thể gây nên các bệnh về gan, rối loạn chuyển hóa. Do vậy, để bảo vệ lá gan, cơ thể cần dung nạp những thực phẩm giúp tăng cường chức năng gan hiệu quả.

Thực phẩm tăng cường chức năng gan hiệu quả

Gan có một loạt các chức năng thiết yếu như sản xuất protein, cholesterol đến lưu trữ vitamin, khoáng chất và thậm chí là carbohydrate. Đồng thời, gan cũng có chức năng giải độc khỏi cơ thể từ rượu, bia, thuốc. Giữ cho gan luôn khỏe mạnh là biện pháp quan trọng để duy trì sức khỏe.

Rối loạn chức năng gan gây ảnh hưởng gì tới sức khỏe?

Người bị rối loạn chức năng gan kéo dài sẽ kéo theo khả năng lọc và thải độc kém, gây ảnh hưởng đến nhiều chức năng khác của cơ thể. Nếu không điều trị và ngăn chặn sớm sẽ là nguyên nhân dẫn đến xơ gan và ung thư gan.

– Rối loạn tiêu hóa: Là do rối loạn chuyển hóa lipid làm tăng cholesterol xấu. Người bệnh xuất hiện tình trạng đầy hơi, táo bón, trướng bụng, hội chứng kích thích ruột…

– Kém hấp thu chất dinh dưỡng: Khi chức năng gan bị rối loạn, khiến gan không thể chuyển đổi chất dinh dưỡng thành các chất sinh học cần thiết nhằm duy trì hoạt động sống của cơ thể.

– Rối loạn đường huyết: Gan có chức năng dự trữ một số vitamin, khoáng chất và đường. Chính vì vậy, khi chức năng gan bị rối loạn làm cho nồng độ đường trong máu không ổn định.

– Chức năng của hệ thần kinh suy giảm: Các triệu chứng bao gồm mệt mỏi, trầm cảm, thiếu kiểm soát sự tức giận, trí nhớ kém, kém tập trung.

– Hệ thống miễn dịch yếu: Cơ thể sẽ xuất hiện các biểu hiện dị ứng, mẩn ngứa, mụn nhọt, đỏ ửng mặt, khả năng dung nạp thức ăn kém, phát ban da và viêm da…

Xem thêm

Thực phẩm tăng cường chức năng gan hiệu quả

Rau mầm

Năng lượng chứa trong các loại hạt nảy mầm từ ngũ cốc, đậu…đã được đốt cháy thông qua quá trình ngâm và nảy mầm. Khi đó, chỉ còn lại các enzym và chất xơ, đóng vai trò xúc tác cho các chức năng của cơ thể, trong đó có gan.

Rau họ cải

Các loại rau họ cải như bắp cải, bông cải xanh, cải thìa và củ cải chứa nhiều flavonoid, carotennoids, sulforaphane…là những thực phẩm giúp cải thiện chức năng gan hiệu quả.

Hành tây

Trong hành tây chứa hợp chất lưu huỳnh có thể hỗ trợ gan sản xuất glutathione có khả năng trung hòa các chất oxy hóa trong cơ thể.

Tỏi

Hợp chất allicin có trong tỏi có tác dụng tốt với gan, giúp giảm độc tố có trong chất phụ gia thực phẩm.

Trứng

Thực phẩm bổ trợ chức năng gan chứa tất cả 8 loại axit amin thiết yếu, choline, cholesterol. Trong đó, choline là một coenzyme rất cần thiết cho sự trao đổi chất, được tìm thấy trong lòng đỏ trứng. Sẽ rất tốt nếu gan được bổ sung thêm choline và các axit amin này trong quá trình giải độc.

Quả bơ

Là dạng chất béo lành mạnh, bơ còn chứa glutathione – chất dinh dưỡng rất cần thiết cho sức khỏe của gan.

Táo

Táo chứa hợp chất phenolic, bao gồm flavonoid, giúp chống lại các bệnh viêm nhiễm, hỗ trợ cơ thể loại bỏ các chất độc.

Nghệ

Nghệ giúp giải độc và kích thích chức năng gan

Các hợp chất curcumin có trong củ nghệ giúp giải độc và kích thích chức năng gan, tăng cường sức đề kháng cho bạn.

Gừng

Gingerol trong gừng có tính kháng viêm và kháng khuẩn. Loại thực phẩm chức năng gan này có tác dụng hỗ trợ giải độc bằng cách nuôi dưỡng gan, thúc đẩy lưu thông, làm giảm cholesterol trong máu đến 30%.

Quế

Quế giúp ngăn chặn sự hình thành các mảng huyết khối, hỗ trợ ngăn ngừa nấm candida, tăng cường trao đổi chất. Do đó, rất có lợi cho việc củng cố hoạt động gan.

Hy vọng những thực phẩm tăng cường chức năng gan trên đây sẽ giúp bạn đọc có được lá gan khỏe mạnh.

Men gan tăng cao nguy hiểm như thế nào?

20/05/2022

Men gan tăng cao là cảnh báo của nhiều bất ổn trong cơ thể như viêm gan cấp, viêm gan mạn tính giai đoạn hoạt động, tắc đường mật, viêm

0242 123 5848